Search

THUYỀN TRƯỞNG TÀU CÁ

Updating...

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ

Tên nghề: Thuyền trưởng tàu cá

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, những người đang làm thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá chưa có chứng chỉ hành nghề hạng I.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 4 môn học

Chứng chỉ cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan đến nghề nghiệp.

+ Trình bày được các nội dung về quản lý tàu

+ Trình bày được các nội dung về khai thác hàng hải

+ Trình bày được các nội dung về khai thác thủy sản

+ Trình bày được các nội dung về đảm bảo an toàn trên biển

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được công tác quản lý, điều hành, khai thác tàu một cách an toàn, đúng luật và hiệu quả;

+ Chỉ huy được thuyền viên trên tàu trong khai thác hàng hải;

+ Chỉ huy được thuyền viên trên tàu trong khai thác thủy sản;

+ Chỉ huy được thuyền viên trên tàu trong công tác đảm bảo an toàn.

+ Chỉ huy thuyền viên trên tàu trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

- Thái độ:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan

+ Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

+ Tuân thủ các quy định về công tác đảm bảo an toàn trên biển; về việc khai thác tàu

+ Có tinh thần gương mẫu, kỷ luật, quyết đoán của người chỉ huy.

+ Có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên biển, thể hiện sự có mặt dân sự của ta  trên vùng biển thuộc chủ quyền và thuộc chủ quyền của tổ quốc

+ Sẵn sàng giúp đỡ tàu khác trên biển nếu thấy cần thiết

2. Cơ hội việc làm:

Học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể làm việc trên con tàu của mình hoặc làm thuyền trưởng thuê cho các chủ tàu cá; làm thuyền trưởng trên các tàu dịch vụ thủy sản, các tàu kiểm ngư…Có thể làm thuyền trưởng trên các tàu thủy nội địa (sau khi hoàn thành khóa học chuyển đổi).

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: dưới 01 tháng

- Thời gian thực học tối đa: 150 tiết

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập: 150 tiết

- Thời gian thực học các môn học: tiết, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 90 tiết

+ Thời gian học thực hành: 60 tiết.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP:

STT

 

Tên môn học

Thời gian đào tạo (tiết)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Ghi chú

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

20

18

02

 

2

Luật và các quy định liên quan

30

20

10

 

3

Nghiệp vụ hàng hải

70

32

38

 

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

30

20

10

 

Tổng cộng

150

90

60

 

 

IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

1. Các phương tiện, thiết bị giảng dạy lý thuyết

Được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy và học (máy chiếu, âm thanh, chiếu sáng, máy chiếu, bảng viết, thông gió ....) đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đủ chỗ ngồi cho người học.

2. Các phương tiện triển khai thực hành, thí nghiệm

Các thiết bị phục vụ thực hành thực tập như: Hải đồ, la bàn, máy định vị, máy dò cá, máy đo sâu…, dây, lưới, sợi, tàu cá có chiều dài trên 24m phù hợp với hạng được đào tạo.               

V. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

(Nội dung chi tiết chương trình môn học/mô đun kèm theo)

TT

Môn học

Nội dung chính

Thời gian (tiết)

Tổng

Lý thuyết

Thực hành

I

Thuyền trưởng tàu cá hạng I

150

90

60

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

- Chức trách thuyền viên

20

18

2

2

Luật và các quy định liên quan

- Luật Biển Việt Nam;

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982;

- Các Hiệp định, thỏa thuận về Hợp tác khai thác thủy sản, phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

- Luật Hàng hải

- Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành

30

20

10

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị về hàng hải và thông tin liên lạc

- Tác nghiệp hải đồ

- Hàng hải địa văn, khí tượng hải dương

- An toàn hàng hải, an toàn tàu cá

70

32

38

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

 - Kỹ thuật và thiết bị bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá

30

20

10

 

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ:

1. Hướng dẫn thực hiện các môn học/mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề ‘‘Thuyền trưởng tàu cá’’ được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các môn học và mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I theo Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như: Điều động tàu, Khai thác hàng hải, Khai thác thủy sản cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và thi kết thúc khóa học được thực hiện theo Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hướng dẫn kiểm tra, thi kết thúc khoá học

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra, thi

Thời gian kiểm tra

           Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Kiến thức nghề

Trắc nghiệm hoặc vấn đáp

Không quá 60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 tiết

 

Updating...

Updating...